Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

Đạt điểm D, sinh viên có phải học lại?


Vấn đề điểm số ở đại học vẫn luôn là chủ đề được đông đảo sinh viên và phụ huynh quan tâm, vì ai cũng mong muốn đạt điểm số cao. Vậy trong hợp, sinh viên không may mắn bị điểm D thì có cần phải học lại không?

Đạt điểm D, sinh viên có phải học lại?- Ảnh 1.

Điểm D là mức điểm không sinh viên nào mong muốn đạt được. (Ảnh: IUH)

Điểm D có phải học lại không?

Căn cứ Điều 12 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy của Bộ GD&ĐT quy định, sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong những học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.

Đồng thời, sinh viên có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó hoặc học đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.

Như vậy, nhà trường không bắt buộc sinh viên phải học lại và thi lại những môn bị điểm D như điểm F và nhà trường cũng không quá quan tâm đến việc sinh viên có nhiều hay ít điểm D để xét tốt nghiệp. Thay vào đó, yếu tố quyết định việc tốt nghiệp của mỗi sinh viên dựa vào điểm trung bình tích luỹ của tất cả các môn trong 4 năm đại học.

Trong trường hợp, bảng điểm có quá nhiều môn đạt điểm D, kéo điểm trung bình tích luỹ của toàn bộ khóa học xuống mức thấp hoặc khiến sinh viên bị rớt hạng bằng tốt nghiệp (chẳng hạn như thay vì khá thì bị kéo xuống trung bình), thì các bạn nên cân nhắc đến việc học cải thiện điểm một số môn để đẩy điểm trung bình tích luỹ lên.

Xem thêm  Khoảnh khắc cúi đầu của một nữ sinh khiến hàng triệu người thốt lên: "Các cô gái hãy lấy đây làm chuẩn mực"

Cách tính điểm học phần dành cho sinh viên

Mỗi học phần, sinh viên được đánh giá tối thiểu qua hai điểm thành phần, với những học phần có khối lượng nhỏ hơn hai tín chỉ thì chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.

Trong đó, điểm học phần được tính từ tổng điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ. Loại đạt có phân mức, áp dụng cho học phần tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm điểm A tương đương từ 8,5 đến 10,0 điểm; điểm B từ 7,0 đến 8,4 điểm; điểm C từ 5,5 đến 6,9 điểm; điểm D từ 4,0 đến 5,4 điểm.

Với những môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức, yêu cầu đạt D từ 5,0 trở lên và loại không đạt F có mức điểm dưới 4,0. Một số trường hợp đặc biệt sử dụng điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập. Cụ thể, điểm I là chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra, điểm X chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu, điểm R là học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

Ngoài ra, nhiều cơ sở đào tạo khác đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 4 để xếp loại thành tích học tập với điểm A quy đổi thành 4 điểm, điểm B quy đổi thành 3 điểm, điểm C quy đổi thành 2 điểm, điểm D quy đổi thành 1 điểm và điểm F quy đổi thành 0 điểm.

Xem thêm  5 dấu hiệu đáng báo động cho thấy trẻ có EQ cực thấp, cha mẹ đừng làm ngơ!

Tổng hợp



Nguồn: Kênh 14

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều