Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img

Những trường đại học đầu tiên công bố phương án tuyển sinh 2025


Đại học Bách khoa Hà Nội

Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh trong năm 2025, gồm: xét tuyển tài năng; xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (dự kiến chỉ tiêu tăng nhẹ); xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (dự kiến giảm chỉ tiêu từ 50% xuống còn 40%).

Đại học Kinh tế quốc dân

Năm 2025, Đại học Kinh tế quốc dân giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh, gồm: xét tuyển thẳng (2%); xét tuyển kết hợp (83%) và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT (15%, giảm 3% so với năm 2024). Với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025, nhà trường chỉ sử dụng 4 tổ hợp là A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh) và D07 (Toán, Hóa, Anh) thay vì 9 tổ hợp như năm 2024.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng đã có lộ trình để không phụ thuộc quá nhiều vào việc thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể, tỉ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực do trường tổ chức sẽ tăng dần qua các năm và giảm dần tỉ lệ sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Năm 2025, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tuyển sinh theo 6 phương thức, tăng thêm 1 so với 2024. Đây sẽ là năm đầu tiên trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng và sử dụng kết quả này để xét tuyển đại học.

5 phương thức còn lại gồm: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả học bạ; xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và TP.HCM; xét tuyển sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của trường Đại học Sư phạm Hà Nội và TP.HCM.

Những trường đại học đầu tiên công bố phương án tuyển sinh 2025- Ảnh 1.

Hơn 20 trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2025. (Ảnh minh hoạ)

Trường Đại học Thương mại

Trường Đại học Thương mại dự kiến năm 2025 sẽ giảm chỉ tiêu xét tuyển qua điểm thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời, tăng số chỉ tiêu xét tuyển bằng các phương thức khác như đánh giá tư duy, đánh giá năng lực.

Trường Đại học Hà Nội

Trường Đại học Hà Nội cho biết, trong 10 năm trở lại đây, nhà trường luôn duy trì ổn định 3 phương thức tuyển sinh gồm: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, xét tuyển kết hợp và xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Năm 2025, nhà trường cố gắng duy trì 3 phương thức nêu trên. Trường hợp thay đổi, sẽ có sự điều chỉnh thêm, bớt các tiêu chí.

Xem thêm  Có một thói quen của cha mẹ trở thành nỗi ám ảnh của con

Trường Đại học FPT

Trường Đại học FPT tiếp tục mở rộng danh mục đào tạo trong năm 2025. Cụ thể, nhiều chuyên ngành đang khát nhân lực, có triển vọng trong tương lai như: Công nghệ tài chính (Fintech), Tài chính ngân hàng số (Digital Banking and Finance), Tài chính doanh nghiệp, Tài chính đầu tư, Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tế được đưa vào đào tạo.

Trường công bố 4 phương thức tuyển sinh, gồm: xét kết quả xếp hạng học sinh THPT, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM.

Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM thông báo giảm bớt các phương thức tuyển sinh đại học năm 2025, gồm ưu tiên xét tuyển và các phương thức riêng của trường thành viên. Trường thống nhất ba phương thức tuyển sinh của năm tới gồm: Xét tuyển thẳng; xét điểm thi đánh giá năng lực do đại học này tổ chức; xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Các trường thành viên được khuyến khích xét tuyển kết hợp.

Trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)

Từ năm 2025, trường Đại học Kinh tế – Luật không còn xét tuyển bằng tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) và D07 (Toán, Hóa, tiếng Anh). Trường dùng hai tổ hợp truyền thống là A01 (Toán, Lý, tiếng Anh), D01 (Toán, tiếng Anh, Ngữ văn), bổ sung thêm hai tổ hợp mới gồm Toán, tiếng Anh, Tin học và Toán, tiếng Anh, Giáo dục kinh tế và pháp luật.

Về phương thức tuyển sinh, trường dự kiến sử dụng 3 phương thức chính vào năm 2025, gồm: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% chỉ tiêu), xét điểm thi đánh giá năng lực (tối đa 40-60%) và điểm thi tốt nghiệp THPT (tối đa 30-50%).

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM)

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) định hướng giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm trước.

Theo đó, trường xét tuyển theo nhiều phương thức mà chủ đạo từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM. Việc này nhằm tránh xáo trộn ảnh hưởng đến việc đăng ký xét tuyển của thí sinh vào trường năm tới.

Những trường đại học đầu tiên công bố phương án tuyển sinh 2025- Ảnh 2.

Năm 2025, nhiều trường đại học lớn thông báo bỏ phương án xét tuyển bằng kết quả học tập (học bạ) bậc THPT. (Ảnh minh hoạ)

Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM)

Năm 2025, Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) dự kiến chỉ dùng 2 phương thức tuyển sinh chính gồm: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, Đại học Quốc gia TP.HCM và xét tuyển kết hợp (đánh giá năng lực, kết quả THPT, học lực THPT và năng lực khác).

Xem thêm  Thủ khoa đại học để lại tin nhắn rồi biến mất: 9 năm sau, khi bị ung thư, người mẹ mới biết sự thật

Khoảng 70-90% chỉ tiêu dành để xét tuyển kết hợp. Nếu không dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, thí sinh được quy đổi bằng điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trường Đại học Sư phạm TP.HCM

Từ năm 2025, trường Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ không sử dụng kết quả học tập THPT trong xét tuyển, chỉ giữ lại những điều kiện ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để đáp ứng các yêu cầu theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Trường dự kiến tuyển sinh theo 4 phương thức: xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT; ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh lớp chuyên; xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt, xét tuyển dựa trên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Trường Đại học Công Thương TP.HCM

Năm tới, trường Đại học Công thương TP.HCM dự kiến dành 15-20% chỉ tiêu để xét điểm học bạ (tổng điểm ba môn tổ hợp ở lớp 10, 11 và học kỳ I của lớp 12), giảm 10% so với năm nay. 50-60% chỉ tiêu sẽ được dành để để xét điểm thi tốt nghiệp THPT, tương đương những năm gần đây. Phần còn lại, trường dự kiến xét bằng điểm đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Sư phạm TP.HCM.

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Theo phương án tuyển sinh dự kiến năm 2025 được công bố, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch điều chỉnh tăng chỉ tiêu tuyển sinh một số ngành so với năm 2024, gồm Dược học (tăng 30%), Y học cổ truyền (tăng 20%) và Điều dưỡng (tăng 10%). Các ngành còn lại vẫn giữ nguyên chỉ tiêu.

Về phương thức tuyển sinh, nhà trường thực hiện 6 phương thức xét tuyển, bao gồm: sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT; tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh; sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển; chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; sử dụng phương thức khác.

Trường Đại học Công nghệ TP.HCM

Trường Đại học Công nghệ TP.HCM không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ theo 3 học kỳ, nhưng vẫn giữ phương thức xét tuyển học bạ theo tổ hợp 3 môn năm lớp 12 trong năm 2025. Đồng thời, bổ sung phương thức sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (kỳ thi V-SAT) để xét tuyển.

Xem thêm  Quán quân Olympia về nước sau 14 năm vô địch: Được mệnh danh là "ông tổ nghề rửa bát" ở Úc, được học thẳng lên Tiến sĩ nhưng từ bỏ

Trường Đại học Tài chính – Marketing

Năm 2025, trường Đại học Tài chính – Marketing mở thêm ngành Luật thương mại và Kỹ thuật phần mềm. Chỉ tiêu của trường là 4.350 (tăng 50 chỉ tiêu so với năm 2024). Các phương thức xét tuyển được giữ ổn định như năm trước. Trường dự kiến chú trọng 2 môn chính là Toán, Ngữ văn. Các tổ hợp xét tuyển của trường sẽ hỗ trợ cho thí sinh, lấy trên tổng số 9 môn học thích ứng với các môn mà các học sinh đã lựa chọn để thi tốt nghiệp THPT.

Trường Đại học Đà Lạt

Trường Đại học Đà Lạt dự kiến tuyển sinh theo 4 phương thức: xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT; xét tuyển dựa vào kết quả học bạ năm lớp 12; sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của các Đại học Quốc gia; xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và xét tuyển thẳng thí sinh tốt nghiệp THPT có 3 năm liên tục đạt học sinh giỏi hoặc đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên vào các ngành phù hợp với môn chuyên hoặc môn đạt giải.

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Đến thời điểm này, trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã có phương án dự kiến các phương thức xét tuyển cho năm 2025. Cụ thể gồm: xét dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT; xét học bạ; xét điểm các kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội và kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt trường Đại học Sư phạm TP.HCM; xét tuyển thẳng.

Trường Đại học Nha Trang

Năm 2025, trường Đại học Nha Trang sẽ bỏ dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, thay vào đó xét kết hợp học bạ và điểm thi đánh giá năng lực. Trong đó, trường lấy điểm của học sinh ở một số môn nhất định trong ba năm THPT, tùy theo ngành đào tạo và phải đạt yêu cầu tối thiểu do trường công bố hàng năm.

Trường Đại học Khánh Hòa

Trường Đại học Khánh Hòa thông báo 4 phương thức tuyển sinh năm 2025, gồm: dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; dựa vào kết quả học tập cấp THPT; dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM; xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT.

Trường Đại học Thái Bình Dương

Năm 2025, trường Đại học Thái Bình Dương dự kiến sử dụng 3 phương thức xét tuyển: dựa vào kết quả học tập cấp THPT; dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm theo tổ hợp môn tương ứng với ngành xét tuyển và dựa vào điểm xét tốt nghiệp THPT.



Nguồn: Kênh 14

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Xem Nhiều